Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, TS.BS Lê Quốc Hùng, sau khi nghiên cứu về cơ chế virus SARS-CoV-2 xâm nhập và tấn công cơ thể đã chỉ ra phương pháp cuối cùng giúp chúng ta loại trừ nguy cơ lây COVID-19 nếu chẳng may tiếp xúc. Ngay cả bạn và gia đình cũng có thể áp dụng được ngay tại nhà trong tình hình bệnh dịch căng thẳng như hiện nay.
TS.BS Lê Quốc Hùng cũng chính là người điều trị trực tiếp cho hai cha con người Trung Quốc mắc bệnh đầu tiên tại Việt Nam thành công. Ông cũng chỉ ra cho chúng ta biết thêm về cơ chế nhiễm và gây bệnh của virus SARS-CoV-2. Đó chính là sau khi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào những tế bào niêm mạc rồi tiến hành nhân lên, từ một sinh ra hàng trăm con.
Một khi chúng đã phát triển đủ lớn về số lượng lẫn cấu trúc thì sẽ phá vỡ tế bào và ào ạt ra ngoài. Cứ thế mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới, biến chu trình này lặp đi lặp lại nhiều lần và dần đi sâu hơn vào trong cơ thể. Đó chính là giai đoạn ủ bệnh mà chúng ta hay nhắc đến.
Cũng bởi thế mà bệnh nhân COVID-19 sẽ không có triệu chứng gì cụ thể, những người xung quanh cũng không nhận biết được. Vì vậy, bệnh có nguy cơ rất cao bởi khả năng âm thầm lan truyền virus sang cho người khác. Để phòng tránh COVID-19 cũng như lây truyền bệnh thì bác sĩ khuyên chúng ta nên cố ngăn chặn virus SARS-CoV-2 đi vào vùng hầu họng.
Virus SARS-CoV-2 cố chui vào các tế bào mới để phá hủy và đi sâu vào trong cơ thể bệnh nhân
Phương pháp cụ thể cũng giống với những điều mà Bộ Y tế tuyên truyền trong thời gian qua: hạn chế tụ tập nơi đông người, cách xa người có nguy cơ bệnh ít nhất 2m, đeo khẩu trang (vải hoặc y tế đều được), rửa tay thường xuyên… Ngoài ra, từ kinh nghiệm đúc kết của bác sĩ thì mọi người cũng nên để ý đến “nút chặn” cuối cùng giúp phòng COVID-19 khi các biện pháp trên bị bỏ qua.
Với TS.BS Lê Quốc Hùng, đây là nút chặn vô cùng quan trọng, dù đã được nhắc tới nhưng có lẽ chưa thực hiện đúng và đủ. Cụ thể đó chính là việc súc họng bằng dung dịch sát khuẩn. Khi mà virus SARS-CoV-2 đã vượt qua những hàng rào nói trên thì dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ làm nhiệm vụ đón đầu, chờ nó phá vỡ tế bào chui ra ngoài là tiêu diệt ngay.
Có thể nói dung dịch sát khuẩn hầu họng là giải pháp cuối cùng cho cả người chưa nhiễm và người đã nhiễm, giúp họ phòng lây bệnh cũng như phát tán virus ra cộng đồng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải biết sử dụng đúng cách loại dung dịch này thì mới mong có hiệu quả. Bởi có những loại chứa thành phần diệt được virus, trong khi số khác thì không.
Súc họng bằng dung dịch sát khuẩn là lá chắn cho cơ thể trước nguy cơ nhiễm bệnh. Mỗi lần nên súc họng 2 phút với 3 lần đưa dung dịch xuống họng trong vòng 15 giây
Mỗi loại sát khuẩn hầu họng lại có khả năng diệt virus với thời gian khác nhau. Có dung dịch trong khoảng 1 – 2 tiếng sau khi súc họng, nhưng cũng có loại lên đến hơn 4 tiếng. Bác sĩ cũng đưa ra một số khuyến cao cơ bản cho người dùng lưu ý như sau:
- Cần súc họng chứ không phải súc miệng. Cũng đồng nghĩa là chúng ta phải cố hết sức đưa dung dịch xuống vùng họng sâu nhất mà mình chịu được.
- Mỗi lần súc khoảng 5ml là đã đủ, không cần cố súc quá nhiều. Bởi dùng càng nhiều thì càng khó đưa dụng dịch xuống tới sâu hầu họng.
- Thời gian súc mỗi lần khoảng 2 phút, trong đó 3 lần, mỗi lần khoảng 15 giây đưa xuống họng. Sau khi hoàn thành thì nhớ để nguyên và không súc lại với nước.
- Khi ra ngoài, từ ngoài về nhà hoặc khi vừa tiếp xúc gần với người khác thì phải súc họng ngay. Trường hợp đi máy bay thì mỗi 3 giờ súc một lần (với chlohexidin) hoặc ngay sau khi dùng bữa.
- Nếu bạn đang sinh sống tại vùng có dịch thì phải nhớ súc họng định kỳ theo thời gian mà dung dịch phát huy hiệu quả.
Cuối cùng, bản thân mỗi người cũng không nên quá chủ quan và dựa hoàn toàn vào nút chặn này, cho rằng nó có thể thay thế mọi biện pháp phòng COVID-19 kể trên. Chúng ta chỉ có thể đẩy lùi được dịch bệnh hiệu quả khi có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các biện pháp và sự chung tay của cộng đồng. Để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, cho gia đình và xã hội, hãy thực hiện ngay những hành động nhỏ mà có hiệu quả lớn lao ngay từ hôm nay.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
(Nguồn: Internet)