Tạo hóa đã bày đặt cho con người một nghịch lý vĩ đại mà con người từ khi xuất hiện cho đến mai sau, dù màu da gì, dân tộc nào và sống bất cứ đâu trên trái đất đều phải vượt qua. Nhưng sự thật không bao giờ vượt qua được.
Đó là cách cải tạo hiện thực, như người ta nói, làm cho con người hướng theo tính thiện. Xét về mặt đó, thì mọi tín ngưỡng, mọi tôn giáo đều có ý nghĩa góp phần giải phóng con người bắt đầu từ khi nó là người trong mối quan hệ giữa tự nhiên với con và người trong con người.
Tín ngưỡng hay tôn giáo đều hướng con người vươn tới nơi thần thánh linh thiêng, nơi Niết bàn cực lạc hay nơi Thiêng đường của Chúa Giêsu, của Thánh ALLAH! Thoát khỏi bị trở thành ma quỷ hay sa tăng nơi địa ngục. Muốn con người phải kìm chế những dục vọng và sống với nhau sao cho hợp đạo. Đó là giá trị đích thực của những đức tin thánh thiện.
Những điều nghịch lý là: Các trào lưu tư tưởng tiến bộ mà con người đã nghĩ ra và dồn mọi sức lực để thực hiện nhằm mục đích cao đẹp đó, thì trong thực tiễn xã hội lại cho thấy kết quả mang lại đều không như mong muốn, thậm chí có khi còn ngược lại. Con người đang vật lộn trong quá trình tha hóa bởi chính những cái nó sáng tạo nên. Các tôn giáo muốn giải thoát con người ra khỏi cái hữu hạn để đi vào cái vô hạn. Nhưng rút cuộc, các giáo hội cũng không vượt qua được cái hữu hạn của con người. Họ tự xây tường cao trong bóng tối để không nhìn thấy con người thực của mình!
Đó là những lễ hội, phong tục tập quán, những kho tàng văn nghệ dân gian, những chùa chiền, miếu mạo, những di tích văn hóa. Điều mà ai cũng nhận thấy rằng vì coi thế giới bên kia là vĩnh hằng, là thiêng liêng nên con người đã tập trung mọi trí tuệ, mọi năng lực sáng tạo, mọi của cải vật chất để xây dựng nên những kỳ tích mà họ không thể làm ở đời thường được. Một cái nhà ở, (trần tục) dù anh có ý định xây đẹp bao nhiêu cũng không thể bằng khi người ta xây một ngôi chùa, một kim tự tháp làm nơi thờ cúng thần linh (linh thiêng).
Viện nghiên cứu Đông Nam Á
(Nguồn Ban Tôn giáo Chính phủ)