Theo quan niệm phật giáo Cổng tam quan bao gồm hữu quan, không quan, trung quan. Thông qua đó thể hiện được cái giả (sắc), vô thường (cái không) và trung dung của cả hai yếu tố này. Tuy nhiên một số ý kiến khác lại cho rằng cổng tam quan có nghĩa là cửa Tam Bảo.
Theo như một thuyết khác thì cho rằng cổng tam quan có nghĩa là “tam giải thoát môn” của phái Thiền Tông với cửa vô tác, cửa vô tướng, cửa không để được vào cõi Niết Bàn. Cũng chính theo thuyết này đã lý giải rằng các nước không thuộc Phật giáo phái Thiền tông thì các ngôi chùa thường không xây dựng theo kiến trúc cổng tam quan vào chùa.
Như vậy, có thể nói, cổng tam quan chính là thể hiện cho ba pháp ấn – 3 chân lý của nhà Phật đó là vô thường, vô ngã và khổ. Vô thường có nghĩ là thường, vô ngã là thường và khổ cũng là thường và đây trở thành 3 cửa giải thoát đó là cửa không, vô tướng và vô tác. Đức Phật muốn chỉ cho con người biết tới cảnh giới của Hưu tình không nên người đã dùng vô thường, vô ngã để dẫn tới cõi Niết Bàn Tịch Tịnh.
Theo như quan điểm của Đức Phật của phái Đại Thừa thì ngài luôn khuyến khích con người tiến lên một bậc nữa trên cơ sở Ba Pháp Ấn trên là phương tiện để dẫn tới đích là Nhất Thật Tướng Ấn – Pháp không có nghĩa rằng tất cả mọi sự vật đều không.
Chính từ những ý nghĩa của cổng Tam quan mà con người ta thường gọi cửa chùa là cửa Không. Theo như quan niệm của nhà Phật thì nếu như con người có thể hiểu được Ba Pháp Ấn của đạo Phật thì con người ta trong cuộc sống có thể thoát được những sân si, đau khổ, ràng buộc, tội lỗi, … để hưởng một cuộc sống thái bình, an lạc.
Cổng tam quan là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc với tất cả người dân Việt Nam, bởi cổng tam quan được sử dụng rất nhiều trong các kiến trúc cổ như đình chùa miếu mạo, lăng tẩm.
Tam quan là cổng lớn (quan) chia làm ba cửa (môn) có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Con số 3 này lấy theo thuyết Tam tài (đài tế Nam giao đắp ba tầng nền cũng theo thuyết này) Tiêu biểu cho phong cách kiến trúc tam quan tại Việt Nam là Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. và Huế. Cổng tam quan ở Văn miếu và các tự miếu quan trọng (như Triệu miếu, Thái miếu, …) được dựng có lầu ở trên, gọi là “Tam quan Môn Lầu” với 7 lớp cửa, bố trí theo kiểu “trùng thành tam khẩu”.
Xưa kia triều đình qui định lối giữa dành cho vua, bên tả dành cho văn quan và bên hữu dành cho võ quan. Các Cổng làng vì thế luôn làm tam quan cũng vì mục đích phòng khi đón vua về ngự. Đền miếu, lăng tẩm cũng theo đó mà làm như Cổng cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), Cổng chùa Bái Đính (Hoa Lư, Ninh Bình) …
Về sau cổng đình chùa cũng được thiết kế theo kiểu kiến trúc cổng tam quan để tiếp vua đi lễ Phật. Tam quan của chùa ít khi mở cổng lớn trừ những dịp lễ lớn. Người ta lại dựa vào phong thủy chia ra cửa nhỏ bên trái (từ ngoài hướng vào) là Thanh long và cửa bên phải là Bạch hổ. Khách hành hương thường đi vào cửa trái và ra cửa phải gọi là “Nhập Thanh long xuất Bạch hổ” hàm ý rước phước đức của chùa về nhà.
Cổng tam quan phần chủ yếu là ba lối đi với cửa giữa thường lớn hơn hai cửa bên. Vách cổng có thể là gỗ hay xây tường gạch hoặc đá. Phía trên lợp mái. Hai bên lối đi thường đắp câu đối, trán cửa ghi tên chùa hay tên cửa.
Kiến trúc xây cổng tam quan đá gồm có cổng có gác, cổng tứ trụ hay cổng tam quan biến thể. Cổng có gác thường là cồng làm bằng đá hãy gạch, tùy vào quy mô cổng mà có một hay 3 gác. Thường thì đây chỉ là gác giả để tạo chiều cao, tuy nhiên, ở một số đình chùa thường dùng gác để chuông, trống phục vụ cho hoạt động của chùa.