Ý nghĩa và nguyên tắc về lạy khi dự đám tang:
Khi người quá cố còn đó (dù đã liệm trong quan tài) thì vẫn được xem như người còn sống nên để lạy đúng thì chỉ LẠY 2 lạy (hoặc vái 2 cái).
Một số gia đình có để bàn thờ Phật trước hương án có di ảnh người quá cố thì người đi đám lạy bàn thờ Phật 3 lạy (hoặc 3 vái), sau đó lạy trước bàn hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy (như lạy người sống).
Nếu khi đến thắp hương cho người quá cố (đã được an táng rồi) thì lại lạy 4 lạy (hoặc vái 3 vái).
Ý nghĩa việc đại diện gia đình (con, chồng/vợ, anh chị em… của người quá cố) lạy đáp lễ (lạy trả)
Việc lạy đáp lễ người đi đám tang chỉ thực hiện khi quan tài người quá cố còn đang quàng tại nơi làm lễ (gia đình, nhà tang lễ…) chứ không thực hiện khi đã an táng xong người quá cố.
Việc đáp lễ tức là thay mặt người quá cố đáp trả lễ của người đến viếng. Do đó, khi người đi viếng LẠY bao nhiêu LẠY thì phải đáp trả bấy nhiêu LẠY (không nhiều hơn, không ít hơn). Điều này không phải là “trả hết lễ” mà chỉ mang ý nghĩa “đáp lễ một cách đầy đủ”.
(Nguồn: Internet)