Theo truyền thuyết, Rùa và Hạc là đôi bạn rất thân, Rùa là loài vật sống dưới nước, Hạc là loài vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời xảy ra mưa lũ, ngập úng Hạc không thể sống dưới nước nên Rùa giúp Hạc vượt qua vùng ngập úng, tìm đến nơi khô ráo và ngược lại, đây cũng chính là biểu tượng cao đẹp của tình bạn trong sáng, luôn tương trợ giúp đỡ lẫn nhau của Rùa và Hạc trong lúc khó khăn hoạn nạn. Trong thế giới tâm linh, hình ảnh hạc cưỡi rùa mang nhiều ý nghĩa biểu tượng cho những điều tốt đẹp, do đó đôi hạc chầu trên bàn thờ còn mang hàm ý gợi nhắm của người đời trước mong muốn truyền đạt lại cho con cháu đời sau về bài học của sự yêu thương, giúp đỡ hướng con người đến những điều tốt đẹp.
Trong thế giới tâm linh, hình ảnh hạc cưỡi rùa mang nhiều ý nghĩa biểu tượng cho những điều tốt đẹp. Ảnh: Internet
Chim Hạc có tuổi thọ rất dài, chính vì vậy Hạc tượng trưng và được xem là biểu tượng của tuổi thọ, của sự trường tồn và bền vững. Chim Hạc với đầu màu đỏ, thuộc hành Hỏa là nơi khí dương tạo nên sức mạnh, sự bền bỉ, sức sống dẻo dai. Ngoài ra Chim Hạc còn tượng trưng cho đức tính của người quân tử, trong sạch và thuần khiết. Đây cũng chính là lý do người đời dùng Chim Hạc để cầu chúc cho sự phát triển trường tồn, bền vững hoặc biểu tượng để chúc Phúc Trường Thọ.
Chim Hạc là loài chim tiên nên khi nói đến Hạc là nói đến khí phách, phong độ của bậc tiên nhân, đạo sĩ. Tùng là loài cây có sức sống mãnh liệt, luôn vươn về phía trước như một chí khí anh dũng, sức sống và sự vươn lên không ngừng của con người của gia chủ. Chính vì vậy biểu tượng Hạc Tùng là tượng trưng cho chí khí, cốt cách của một con người, một gia chủ, sự khát khao vươn lên và cũng là minh chứng cho sự trường tồn, bền vững.