Thờ cúng tổ tiên là phong tục tập quán của người Việt Nam ta, đặc biệt ở khu vực trung du miền núi Bắc Bộ, Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng. Trong đó, việc xây dựng nhà từ đường hay nhà thờ họ đẹp là một trong những công trình liêng thiêng, thể hiện lòng thành kính và đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên ông bà, cha mẹ đã sinh thành gây dựng nên cuộc sống cho cháu con hiện tại.
Nhà thờ tổ tiên còn mang tới ý nghĩa văn hóa tinh thần và tâm linh sâu sắc bởi đây vừa là nơi thực hiện các nghi lễ để thờ cúng tổ tiên của cả dòng tộc vừa là nơi để con cháu trong dòng tộc họp hành, gặp gỡ nhau.
2. Cách bố trí Nhà thờ họ, Tổ tiên
Sắp xếp vật dụng trên bàn thờ tổ tiên
Bàn thờ tổ thường được bố trí thành hai lớp chính đó là lớp bên trong và lớp bên ngoài.
– Lớp bên trong
Lớp bên trong được kê sát ngang tường bao gồm một chiếc rương hòm cao khoảng 1m, dài gần 2m và rộng tầm 2m. Trên mặt rương được đóng nẹp chia làm 3 ô, bên nẹp của rương có những đồng tiền, còn bên trong rương sẽ được sử dụng để đựng bát đĩa, xoong nồi dùng vào những dịp giỗ chạp, tết nhất,..
Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình có điều kiện họ thay đổi chiếc rương hòm bằng một chiếc sập thờ hoành tráng cao tần khoảng 1m.
Đặt trên mặt giữa rương, sập thờ ít nhất hai chiếc mân nhỏ chân quỳ hình chữ nhật. Chiếc mâm đầu tiên to hơn sẽ được kê ở đằng sau dùng để bày đồ lễ, còn chiếc mâm thứ hai nhỏ hơn dùng để bày trầu cau, hoa quả, nước,…
Phía bên trong cùng được đặt thần chủ đựng trong long thánh đặt trên một chiếc bệ cao bằng hai chiếc mâm. Đối với những gia đình không thờ thần chủ thì chỉ kê một chiếc kỷ hoặc ngai tượng cho bài vị tổ tiên.
– Lớp bên ngoài
Phía bên ngoài bàn thờ sẽ được ngăn cách bởi một tấm vải đỏ tên gọi là y môn, sẽ được treo cao thẳng xuống dưới nhằm che kín phía bên trong của bàn thờ tính từ y môn trở ra. Trước y môn sẽ được treo một chiếc đèn để thắp sáng cả ngày lẫn đêm vào những dịp lễ tốt, giỗ chạp để thể hiện cho sự hiện diện của tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ.
Ngoài ra, bên ngoài của bàn thờ sẽ bao gồm hương án kế sát gần y môn để cắm hương khi cúng, phía sau của bình hương là chiếc kỷ nhỏ để đặt 3 chiếc đài có nắp. Hai bên lớp bàn thờ phía ngoài thường được đặt hai cây đèn cao khoảng 40cm và một số vật dụng khác như lọ cắm hoa, ống đựng hương, mâm bồng,….để trang trí nội thất nhà thờ họ đẹp.
Cách bài trí thần chủ và bát hương trên bàn thờ tổ
Trên bàn thờ tổ không thể thiếu được bát hương thờ thần linh được đặt ở linh điện nằm tách riêng ở vị trí bên trái bàn thờ và cao hơn thượng điện một chút.
Đối với thần chủ và bát hương thờ thần chủ (thủy tổ – đời thứ nhất của dòng họ) sẽ được đặt ở thượng điện thuộc vào điện thờ gia tộc nằm giữa từ đường có tam cấp hương án gồm thượng điện, trung điện, hạ điện.
Thần chủ và bát hương thờ tổ tiên (tính từ đời thứ hai sau thủy tổ cho đến thân sinh của cao tổ khảo) được đặt ở trung điện.
Thần chủ và bát hương thờ các vị cao tổ không có con cháu thờ tự được đặt ở hạ điện. Còn đối với các vị cao tổ có con cháu thờ tự thì sẽ được thờ tại nhà thờ các chi ngành cấp dưới.
Bát hương cô hồn là để thờ phụng những người có số chết yểu hoặc thất lạc, không người hương khói trong dòng họ. Bát hương này sẽ được đặt tại điện thờ vong đặt ở ngoài hiên hoặc được lập riêng bên phải hoặc bên trái nhà thờ họ chứ không được thờ trong từ đường chính.
Treo hoành phi – câu đối trong nhà thờ tổ tiên
Hầu hết các nhà thờ họ đều được treo một tấm gỗ nằm ngang phía trên ở trước cửa bàn thờ, nhìn từ cửa vào sẽ thấy rất rõ 3 đến 4 chữ được khắc trên tấm gỗ được gọi là hoành phi.
Hoành phi thường được sơn son thiếp vàng, chữ khảm xà cừ với dòng chữ đại tự có nội dung thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên.
Phía hai cột bên bàn thờ được treo câu đối bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm có nội dung ca tụng công đức tổ tiên.
(Nguồn Internet)