Hấp là cách chế biến thức ăn đơn giản, dễ thực hiện lại giữ được nhiểu dinh dưỡng của thực phẩm. Thay vì ăn các món chiên rán nhiều dầu mỡ, hấp là cách để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Hấp là một phương pháp chế biến thực phẩm, trong đó hơi nước nóng được sử dụng để truyền nhiệt trực tiếp vào làm chín thức ăn. Thực phẩm hấp cách thủy thường được đặt trong chén, bát hoặc đặt trên khay, lồng hấp để ngăn thực phẩm tiếp xúc với nước, sau đó được đặt vào nồi nước. Món hấp sẽ giữ được dinh dưỡng, độ tươi ngon, nguyên vị của thức ăn.
Vì sao nên ăn món hấp
Chế biến dễ dàng, đơn giản: Với các món hấp, người nội trợ không phải mất nhiều thời gian và dễ dàng để chuẩn bị dụng cụ nấu, bếp nướng hay dầu ăn. Nồi hấp cũng sẽ dễ làm sạch hơn so với các nồi chảo sử dụng để chiên, xào, kho. Điều này giúp đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm hơn rất nhiều.
Món hấp giúp giữ nguyên các vitamin và khoáng chất: Các phương pháp nấu ăn thông thường như chiên hoặc luộc giúp rất ít trong việc duy trì chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm. Quá trình hấp sẽ giữ lại các vitamin và khoáng chất cần thiết có trong rau củ. Hấp tiếp tục khuếch đại sức mạnh của một số vitamin như vitamin B, thiamine, niacin và vitamin C. Ngoài ra, một số khoáng chất như kali, canxi, phốt pho và kẽm vẫn còn nguyên vẹn.
Món hấp giúp món ăn giữ lại nhiều vitamin và khoáng chất.
Đối với các loại thịt hay hải sản, chiên rán ở nhiệt độ cao (trên 180 độ C) cũng làm chất đạm dễ bị biến tính, protit vón lại rồi thoái hóa, hình thành các liên kết khó tiêu, giảm giá trị dinh dưỡng. Khi quá nóng, một số acid amin tốt cho cơ thể cũng giảm đi.
Giữ hương vị, màu sắc tự nhiên của món ăn: Đối với những phương pháp chế biến khác, món ăn thường thay đổi hình dạng, màu sắc và hương vị. Chẳng hạn như khi rán cá, việc rán quá lâu sẽ khiến thịt cá sẽ bị khô và mất đi vị ngọt tự nhiên. Rán quá lâu và không chú ý có thể bị cháy làm thay đổi màu sắc của món ăn.
Không cần sử dụng dầu mỡ: Phương pháp hấp, như tên gọi cho thấy, chỉ sử dụng hơi nước để làm chín thực phẩm mà không cần dầu dùng để chiên hay xào món ăn. Thực phẩm được chế biến bằng cách hấp có hàm lượng chất béo thấp hơn so với thực phẩm nấu bằng dầu, do đó đây là sự lựa chọn phù hợp cho bất kỳ ai đang muốn giảm cân.
Làm cho thức ăn dễ tiêu hóa: Quá trình hấp sẽ làm cho rau và trái cây chín mềm, giúp cơ thể dễ hấp thụ và tiêu hóa. Bằng cách này, cơ thể có thể tận hưởng tất cả các chất dinh dưỡng có trong món ăn tốt một cách liền mạch.
Giúp kiểm soát cholesterol: Nấu chín thức ăn với sự trợ giúp của phương pháp hấp sẽ giúp kiểm soát lượng cholesterol vì không sử dụng dầu trong khi nấu ăn. Thức ăn được chế biến hoàn toàn với sự trợ giúp của hơi nước. Vì phương pháp hấp sẽ không sử dụng dầu nên người ta hạn chế tiêu thụ thêm chất béo hoặc dầu bão hòa, là nguyên nhân gây tăng huyết áp và cholesterol cao.
Hạn chế nguy cơ gây ung thư: Thực phẩm giàu tinh bột khi chiên hoặc nướng ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành acrylamide, một hợp chất có thể làm hỏng DNA và làm tế bào ung thư phát triển mạnh. Ăn món hấp là phương pháp chế biến khoa học, an toàn, giúp con người khỏe mạnh, không bệnh tật.
Thực phẩm hấp thụ ít muối: So với với các kỹ thuật nấu ăn khác, thực phẩm hấp cần ít muối và gia vị hơn, làm điều đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, gián đoạn, huyết áp và thậm chí giữ nước.
Những sai lầm khi chế biến món hấp
Xử lý sai nắp nồi: Nắp (vung) nồi phải luôn được đậy chặt trong suốt quá trình chế biến để hơi nước có không gian hạn chế cần thiết để nấu chín kỹ. Nên có một khoảng trống giữa thức ăn và nắp để hơi nước có thể luân chuyển xung quanh.
Cho thực phẩm vào xửng hấp trước khi nước sôi: Sai lầm trong chế biến món hấp là khi đặt thực phẩm trong xửng hấp trên mặt nước trước khi nước bắt đầu sôi hoặc trong khi nước đang nóng lên. Sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu bạn đợi nước bắt đầu sôi, sau đó cho thực phẩm vào rổ và đậy kín nắp nồi.
Hấp thức ăn quá lâu: Hấp là một phương pháp nấu ăn cực kỳ nhanh, vì vậy hấp quá mức là một sai lầm phổ biến. Thời gian hấp khác nhau tùy thuộc vào thực phẩm, vì vậy nếu hấp các loại thực phẩm khác nhau thì cho chúng vào rổ vào những thời điểm khác nhau.
Bỏ qua gia vị: Mọi người thường sử dụng cách hấp vì nó không yêu cầu thêm calo như dầu ăn hoặc bơ. Nhưng điều đó không có nghĩa là không thể nêm gia vị cho món ăn. Việc thêm các gia vị như tỏi, gừng, hành hoặc các loại thảo mộc khác có thể làm thay đổi đáng kể kết quả món hấp.
Thêm quá nhiều hoặc quá ít nước: Nếu bạn đang hấp thực phẩm trong rổ qua nước sôi trong nồi, thực phẩm không bao giờ được tiếp xúc với nước thực mà chỉ là hơi nước bốc ra. Vì vậy, không bao giờ thêm quá nhiều nước nhưng cũng không nên thêm quá ít khiến nó bay hơi trước khi hấp chín thức ăn.
Hấp thức ăn quá cồng kềnh: Cần chọn lọc thực phẩm trước khi quyết định chế biến bằng cách hấp. Thực phẩm to cần thái thành miếng nhỏ trước khi hấp để tránh tình trạng chỗ sống chỗ chín.
(Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/)