Những điều kiêng kỵ trong đám tang bạn cần phải biết

Đám tang là một trong những nghi lễ rất quan trọng của người dân Việt. Theo đó, để nghi lễ diễn ra trang trọng nhất, bạn cần biết những điều kiêng kỵ trong đám tang này. Không chỉ những điều kiêng kỵ bạn cần để ý khi trong nhà có tang mà khi đi dự đám tang bạn cũng cần biết và tránh:

1. Kỵ để người đã khuất ở trần 

Người phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thường rất kĩ tính trong nghi thức khâm liệm. Gia đình phải chuẩn bị sẵn quần áo đẹp cho người mất, kỵ để người đã khuất ở trần trong đám tang. Thường thì người già đến một tuổi nào đó hoặc sức khỏe yếu sẽ dặn dò con cháu chuẩn bị sẵn áo liệm.

Áo liệm thường được chuẩn bị theo số lẻ: 3 cái, 5 cái, 7 cái… Vì theo quan niệm dân gian, số chẵn sẽ làm tai họa ập đến gia đình một lần nữa. Áo liệm được làm bằng lụa, kỵ dùng vải gấm hoặc sa tanh với mong muốn ban phúc cho con cháu.

Đặc biệt, áo liệm không được làm từ da và lông do quan niệm rằng, nếu để người đã khuất mặc áo liệm bằng da và lông thì kiếp sau sẽ đầu thai thành động vật.

2. Kiêng để chó, mèo nhảy qua xác người chết
Trong đám tang, thi thi hài chưa được đặt vào quan, người thân thường phải cử nhau coi giữ ngày đêm. Ngoài mục đích để thể hiện lòng thương tiếc thì điều này còn nhằm tránh chó mèo nhảy qua xác người mất, tránh hiện tượng quỷ nhập tràng (tức là người chết bật dậy để bắt người).

3. Kiêng để nước mắt nhỏ vào thi hài người chết
Từ xa xưa người Việt Nam cho rằng trong quá trình khâm liệm, con cháu dù thương tiếc đến đâu cũng không được để nước mắt nhỏ vào thi hài người chết để tránh người đã khuất lưu luyến, ra đi không thanh thản.

Người trực tiếp thực hiện cũng không được khóc khi đang tiến hành các thao tác khâm liệm. Do đó, tại một số gia đình, trong đám tang việc khâm liệm người chết không được giao cho vợ, chồng hoặc con cái người đã khuất làm.

4. Không đi nhanh khi khiêng linh cữu
Dân gian có tục giữ cho thi hài người chết được nằm yên, cho nên khi khiêng linh cữu cần phải nhẹ nhàng, cẩn thận. Thậm chí, những người khiêng linh cữu phải cố tình đi thật chậm để thể hiện sự lưu luyến với người đã khuất.

5. Kiêng kỵ khi thờ người mới mất

Sau đám tang, những người mới chết thường kiêng không thờ chung tại bàn thờ gia tiên mà lập một bàn thờ riêng chỉ gồm một bát hương, một bộ đài, một vài lọ hoa, bài vị và ảnh thờ.

Lập bàn thờ riêng này nhằm thuận tiện cho việc cúng bái hàng ngày và hàng tuần từ sơ thất đến thất thất. Mặt khác, theo quan niệm dân gian, người mới mất thân thể chưa bị phân hủy nên không thờ chung ở bàn thờ tổ tiên.

​6. Tránh đi thăm bạn bè, họ hàng trong thời gian để tang

Gia đình có đám tang thường là biểu hiện của điềm không may vì vậy người trong nhà nên tránh đi thăm bạn bè họ hàng trong thời gian để tang. Đây là một trong những điều kiêng kỵ trong đám tang bạn cần biết.

Đặc biệt trong những ngày Tết, vợ/chồng con cái của người mới mất nên hạn chế đi chúc tết, đặc biệt kiêng đến những gia đình có người bị bệnh.

7. Kiêng lấy vợ, lấy chồng khi đang để tang

Việc để tang, kiêng lấy vợ hoặc chồng trong thời gian gia đình có tang nhằm tỏ lòng kính trọng, thương tiếc người đã khuất. Thời gian để tang theo quan niệm xưa là 3 năm. Nhưng ngày nay, việc kiêng cữ không còn kỹ lưỡng như trước. Một số gia đình có thể lấy vợ, gả chồng cho con sau giỗ đầu.

Trên đây là một số điều kiêng kỵ trong đám tang theo quan niệm dân gian mà có thể bạn chưa biết. Mặc dù nhiều điều không hoàn toàn đúng theo cách nhìn nhận khoa học biện chứng, nhưng vì tang lễ là một hoạt động tâm linh nên chúng ta cần hiểu và tôn trọng, tránh những hành động bất kính trong đám tang.

(Nguồn: Internet)

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP 

Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline : (02973) 792 279 - 0931 884 545 hoặc cung cấp thông tin theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.
Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dự án Hoa viên Vĩnh Hằng.