Thế giới tâm linh – phần 5

Tạo hóa đã bày đặt cho con người một nghịch lý vĩ đại mà con người từ khi xuất hiện cho đến mai sau, dù màu da gì, dân tộc nào và sống bất cứ đâu trên trái đất đều phải vượt qua. Nhưng sự thật không bao giờ vượt qua được.

Vì thế các giá trị văn hóa của cả dân tộc còn lại cho đến ngày nay đều mang dấu ấn của đức tin ấy và nó được xem là một trong những động lực tạo nên những giá trị văn hóa. Sự đa dạng của các biểu tượng làm cho những di sản này sống mãi với dân tộc, với non sông đất nước. Và như trên đã nói, con người quan niệm có linh hồn và thể xác và chúng tồn tại như hình với bóng. Do đó cái thiêng liêng bao trùm lên cả thế giới tâm linh và thế giới trần tục.

Từ đó con người cũng linh hóa những biểu tượng, những sự kiện trong đời sống thường ngày. Người Việt Nam coi đất nước cũng có linh hồn. Do đó biểu tượng “hồn nước” và tình yêu Tổ quốc là cái thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam, rồi những quan hệ, những tình cảm trong cộng đồng đều có chất thiêng của nó (tình mẫu tử, tình yêu, tình đồng chí). Chính cái chất thiêng đó đã trở thành chất men kích thích, gắn bó con người hướng tới cái thánh thiện ngay trong cuộc sống đời thường.

Như vậy, con người ở đâu cũng phải sống cân bằng giữa đạo và đời, cân bằng giữa tâm và vật, ở đâu và lúc nào, mất sự cân bằng đó sẽ tạo nên trạng thái hẫng hụt, rối loạn. Ở đây chúng ta nói đến đức tin của con người về một thế giới bên kia, còn thế giới ấy có tồn tại thực hay không lại là chuyện khác. Dù cho văn hóa của loài người là rất đa dạng, nhưng con người vẫn tin rằng bên cạnh đời sống thực của họ còn có một thế giới bên kia – thế giới tâm linh, và với khát vọng khám phá, loài người từ khi sinh ra vẫn mải mê để tìm kiếm và bằng trí tuệ được tích lũy con người muốn giải thích về nó. Đó là một nhu cầu mãnh liệt mà không một ai có thể ngăn cản được.

Trong một hội thảo quốc tế về văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh, có một giáo sư người nước ngoài hỏi về vấn đề có tin vào thế giới bên kia? Trả lời về vấn đề này, giáo sư, tiến sĩ Phạm Đức Dương – Viện nghiên cứu Đông Nam Á cho biết: nhiều người Việt Nam tin về thế giới bên kia. Họ quan niệm “sống gửi thác về” và vì thế sống trên đời phải “tu nhân tích đức” để về thế giới linh thiêng ở bên kia .

GS.TS. Phạm Đức Dương
Viện nghiên cứu Đông Nam Á
(Nguồn Ban Tôn giáo Chính phủ)

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP 

Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline : (02973) 792 279 - 0931 884 545 hoặc cung cấp thông tin theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.
Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dự án Hoa viên Vĩnh Hằng.