Tìm hiểu phật bản mệnh Như Lai Đại Nhật

Như Lai Đại Nhật tên tiếng Phạn là Vairochana, dịch là Phật Ma Ha Tỳ Lô Giá Na, còn được gọi là Phật Tỳ Lô Giá Na – vị thần tượng trưng cho ánh sáng và trí tuệ.

Như Lai Đại Nhật là một hóa thân của Phật Tổ Như Lai, là người đứng đầu trong 5 vị Phật tối cao của Phật Giáo Tây Tạng.

Ngài được coi là bản tôn của Phật Giáo, là căn cơ của vạn vật, không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội. Ở Ngài vạn vật sinh ra đều được phổ chiếu bình đẳng, tuân theo quy luật của trời đất, tự nhiên.

Biểu thị Phật Đà từ bi ban cho chúng sinh sự gia trì vô lượng ánh sáng Phật. Giống như mặt trời của dân gian, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, hiền ngu, tốt xấu, đối với vạn vật trên mặt đất đều phổ chiếu bình đẳng.

Trong Phật giáo Tạng truyền, hình tượng thường thấy của Đại Nhật Như Lai là: Sắc thân màu trắng, 4 mặt 2 tay, 2 tay kết ấn Thiền định, cầm bát bảo pháp luân, thần thái khoan thai, quan sát khắp bốn phương.

Ngài khoác vải choàng vai bằng lụa, có đầy đủ sự trang nghiêm, ngồi xếp bằng trên tòa hoa sen. Xung quanh pháp tòa thường là hồ nước trong vắt, ý chỉ sự thanh tịnh của Phật cảnh, hiện rõ các vật báu.

Đại Nhật Như Lai là bản tôn cơ bản nhất của Mật Tông, trong hai bộ Mật Tông Đại Pháp: Giới Kim Cương và Giới Thai Tạng, Ngài đều là pháp thân Như Lai, là Pháp Giới thể tính tự thân, là Phật Đà căn bản hiện thực tướng.

Vì thế, Mật Tông tôn phụng Đại Nhật Như Lai làm giáo chủ, tôn Ngài là Đại Nhật Tông hoặc Tỳ Lô Giá Na Tông.

Trí tuệ (công đức) của Đại Nhật Như Lai

Mật Tông cho rằng, Đại Nhật Như Lai không chỉ là bản tôn mà còn là mấu chốt giáo lý của Mật Tông. Bởi trí tuệ quang minh của Đức Phật Như Lai chiếu đến khắp nơi, có thể khiến Pháp giới vô biên phổ chiếu quang minh và mở ra Phật tính, thiện căn cụ thể trong chúng sinh, thành công trong sự nghiệp thế gian, xuất thế gian, vì thế có tên gọi là Đại Nhật.

Tên gọi Đại Nhật có ba hàm nghĩa, trong Đại Nhật kinh sơ có ghi chép đó là: Diệt trừ u tối và phổ khắp ánh sang; Thành tựu các công việc; Ánh sáng không bao giờ mất đi. Vì có ba hàm nghĩa này, nên mặt trời trên thế gian vẫn không gì có thể so sánh được, mà chỉ chọn dùng những hình tượng nhỏ tương tự như mặt trời để ví von, vì thế gọi Ngài là Đại Nhật – Ma Ha Tỳ Lô Giá Na.

Ý nghĩa tượng Đại Nhật Như Lai

Trong Phật giáo Tạng truyền, hình tượng thường thấy của Đại Nhật Như Lai là: Sắc thân màu trắng, 4 mặt 2 tay, 2 tay kết ấn Thiền định, cầm bát bảo pháp luân, thần thái khoan thai, quan sát khắp bốn phương.

Ngài khoác vải choàng vai bằng lụa, có đầy đủ sự trang nghiêm, ngồi xếp bằng trên tòa hoa sen. Hoa sen và nguyệt luân tượng trưng cho phương tiện và trí tuệ. Phương tiện và trí tuệ là vũ khí sắc nhọn để đoạn diệt mê hoặc và vọng tưởng, từ đó đem các nghiệp ác chuyển thành nghiệp thiện.

Đại Nhật Như Lai 4 mặt đều là màu trắng, tượng trưng không cấu nhiễm bụi trần. 4 mặt mang ý nghĩa là Phật hướng về 4 phương diễn giảng Phật pháp. Hai tay kết ấn thiền định, tay ôm pháp luân đặt ở giữa rốn, ý nghĩa diễn thuyết Phật pháp không ngừng nghỉ.

Đây là vị thần tượng trưng cho ánh sáng và trí tuệ, trí tuệ của ngài rọi sáng khắp nơi khiến thiện căn chúng sinh, mở ra phật tính vì thế mà ngài có tên là Đại Nhật với hàm ý là: diệt trừ sự u tối, khai sáng chúng sinh.

(Nguồn: Internet)

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP 

Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline : (02973) 792 279 - 0931 884 545 hoặc cung cấp thông tin theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.
Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dự án Hoa viên Vĩnh Hằng.