Ý nghĩa bộ Chú tiểu Tứ Không

Nguồn gốc xuất xứ bộ tượng chú tiểu tứ không: bịt mắt, bịt miệng, bịt tai, bịt thân có từ 400 năm trước ở Nhật Bản tại chùa Toshogu, Nikko.

Ngoài ra còn truyền đạt biểu pháp của nhà Phật, là nhằm nhắc nhở mọi người trong cuộc sống hàng ngày, đối nhân xử thế, đối người tiếp vật, cần phải có thái độ: Không nói lỗi người, Không nghe lời thị phi, Không thấy những điều thị phi, Không làm điều thị phi (không để nó lưu vào trong tâm).
Điều này cũng mang tư tưởng của Khổng Tử, khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân và những điều gì cần phải làm, Khổng Tử đã đáp:
Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” – (không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy).

Đối với người Nhật, họ có cái nhìn còn thâm thúy hơn thế về Bộ Tượng Tứ Không này:

– Bịt miệng là dùng TÂM mà nói;
– Bịt tai là để dùng TÂM mà nghe;
– Bịt mắt là để dùng TÂM mà nhìn;
– Bịt thân dùng TÂM mà hành sự.

Tượng Chú Tiểu Tứ Không thường được để ở phòng khách hoặc phòng làm việc, để mỗi người khi nhìn vào đó là tự nhắc nhở mình.

Đó mới chính là điều tốt đẹp mà Bộ tượng Chú Tiểu Tứ Không mang lại.

“ĐỂ TÂM THANH TỊNH CHO MÌNH BÌNH AN”
(Nguồn: internet)

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP 

Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline : (02973) 792 279 - 0931 884 545 hoặc cung cấp thông tin theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.
Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dự án Hoa viên Vĩnh Hằng.