Ý nghĩa của bộ tam sự, ngũ sự trong văn hóa tâm linh của người Việt

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, những vật phẩm để thờ cúng luôn được coi trọng. Trên bàn thờ của mỗi gia đình đều không thể thiếu bộ đồ thờ như bộ tam sự, bộ ngũ sự. Việc thờ cúng không chỉ thể hiện niềm tin, lòng thành kính của con cháu trần thế với Ông bà Tổ tiên đã khuất, có còn thể hiện sự mong ước được che chở, phù hộ từ những đấng tâm linh.

Bộ đồ tam sự gồm những vật phẩm nào?

Ảnh: Internet 

Theo nghĩa tiếng Hán, “tam sự” có nghĩa là 3; bộ tam sự gồm: Đỉnh đồng, đôi chân nến đồng (hoặc đôi hạc đồng), khác với bộ ngũ sự gồm đầy đủ đỉnh đồng, đôi chân nến, đôi hạc thờ. Bộ tam sự lại phù hợp với bàn thờ của người Việt bởi vẫn đầy đủ đồ thờ mà lại phù hợp với kích thước bàn thờ, điều kiện tài chính của gia chủ.

Bên cạnh đó, gia chủ có thể trưng bày thêm các phụ kiện: ngai chén, đài thờ, ống đựng hương,… để bàn thờ thêm đầy đủ và sang trọng và tăng thêm giá trị, ý nghĩa của bộ tam sự.

Bộ đồ ngũ sự gồm những vật phẩm nào?

Nếu bộ tam sự có nghĩa là ba, thì bộ ngũ sự lại mang nghĩa là năm. Tức, bộ đồ thờ ngũ sự gồm 5 vật phẩm: 1 đỉnh thờ, 2 chân nến và 2 con hạc. Bộ ngũ sự trên thị trường có nhiều chất liệu khác nhau từ gốm sứ, cho đến gỗ, đồng. Tùy theo kích thước ban thờ của gia đình mà lựa chọn bộ ngũ sự hợp lý.

Ảnh: Internet

Ý nghĩa bộ ngũ sự trong việc thờ cúng gia tiên 

Với quan niệm “trần sao âm vậy”, phần âm có hội tụ, hài hòa thì mới phù hộ độ trì cho cuộc sống của con cháu trên dương gian bình yên, sung túc. Vì vậy, dù giàu hay nghèo thì gia đình nào cũng cố gắng sắm sửa, bày trí bàn thờ gia tiên đầy đủ và lịch sự nhất với các đồ thờ cúng như: bộ đỉnh đồng, mâm bồng, ngai chén thờ,…. Trong đó, ý nghĩa của bộ ngũ sự đóng vai trò rất quan trọng. Mỗi vật phẩm, họa tiết xuất hiện trong bộ ngũ sự đều mang những ý niệm tâm linh khác nhau…

Lư hương (đỉnh đồng): Gồm ba chân trụ đứng vững chắc trên đế, bao gồm đế, chân, bụng, nắp đỉnh, tai mây. Phía trên nắp đỉnh là hình ảnh một con nghê uy nghi, bệ vệ. Từ xa xưa, nghê được coi là loài vật chỉ có trong thần thoại, có dáng dấp của sư tử và chó dữ. Vừa tượng trưng cho loài vật canh giữ trong nhà, vừa là loài chúa tể rừng xanh, nghê mang hàm ý xua đuổi tà ma, bảo vệ cho gia chủ tránh khỏi những điều không may mắn.

Ảnh: Internet

Phần bụng đỉnh có hình bầu dục, phình ra một cách cân đối. Hai bên là hình ảnh Song long chầu nguyệt được chạm khắc bằng tay tỉ mỉ. Hình tượng Song long chầu nguyệt trong phong thủy giúp mang đến bình an, phúc đức cho gia chủ. Rồng tai mây ôm lấy phần bụng ở đỉnh mao càng tôn lên sự trang trọng, hài hòa, khiến đỉnh đổng thêm tôn quý và linh thiêng.

Về tác dụng, đỉnh đồng thường dùng để đốt trầm khiến không gian thờ cúng trở nên thanh tịnh. Bên cạnh đó, việc hương trầm còn có khả năng thanh lọc không khí tốt, khai thông trí tuệ minh mẫn. Mùi thơm của hương trầm cũng giúp hóa giải hung khí, mang đến cho gia đình sự hòa thuận, tăng tiến về công danh tài lộc.

Đôi Hạc ngự Long Quy: Từ xa xưa, Hạc được xem như là loài chim tiên quý, thường xuất hiện thanh cao bên cạnh các vị thần tiên. Không chỉ tượng trưng cho trí tuệ, may mắn và thuần khiết, Hạc còn đại diện cho tuổi thọ lâu dài.

Ảnh: Internet

Long Quy là linh vật đầu Rồng mình Rùa. Rồng và Rùa là linh vật phong thủy được tôn trọng từ xa xưa. Rồng bay trên trời, Rùa lại sống ở dưới đất. Long Quy không đơn thuần là biểu tượng của trường thọ, nó còn là sự bảo vệ, triển vọng và vững chãi.

Hạc và Rùa khi kết hợp với nhau tượng trưng cho hai thái cực Âm Dương luân chuyển xoay vòng. Vì thế, “Hạc ngự Long Quy” là biểu tượng của sự trường thọ, gắn kết hài hòa giữa thiên địa, âm dương.

Đôi chân nến: Chân nến có cấu trúc 3 phần: miệng rộng dùng để cắm nến hoặc đựng cốc nến, bát nến ở giữa và cuối cùng là phần chân đế loe ra, giúp chân nến được đứng vững chãi. Tùy vào chiều cao của đỉnh đồng mà chân nến lại có kích thước khác nhau. Chân nến là vật phẩm không thể thiếu trong bộ ngũ sự, giúp tạo nên sự lung linh, huyền ảo cho bàn thờ.

Ảnh: Internet

Không chỉ thế, chân nến còn mang những ý nghĩa phong thủy nhất định. Chân nến đặt bên trái bàn thờ đại diện cho hành Dương, tức Mặt Trời, bên phải là hành Âm, tức Mặt Trăng. Đầy đủ Âm – Dương, Nhật – Nguyệt mang ý nghĩa trời đất dung hòa, vạn vật sinh sôi, tăng cường cát khí cho gia chủ.

Phân loại bộ đỉnh đồng ngũ sự dựa trên chất liệu – quy cách hoàn thiện

  • Bộ ngũ sự đồng vàng: Dòng này được phân làm 2 loại là đúc công nghệ bằng máy theo kiểu sản xuất hàng loạt nên đa dạng màu sắc và giá rất phải chăng. Loại còn lại được đúc thủ công 100% nên chất lượng tốt hơn loại đúc máy. Có thể giữ nguyên màu sắc của đồng vàng hoặc được hun màu giả cổ độc đáo.
  • Bộ đỉnh đồng ngũ sự bằng đồng đỏ: Được làm bằng phương pháp thủ công nên dày dạn, chắc chắn. Bề mặt bộ thờ ngũ sự bằng đồng này được chạm ám hoa văn rất tinh xảo, có màu đỏ đặc trưng hoặc hun giả cổ đẹp mắt.
  • Bộ ngũ sự bằng đồng Cattut: Đồng Cattut là loại đồng vỏ đạn lấy từ vỏ đạn pháo Liên Xô. Bộ đồ đồng ngũ sự loại này có ánh xanh đặc trưng và rất bền theo thời gian.
  • Bộ đỉnh ngũ sự khảm ngũ sắc, khảm tam khí: Đây chính là dòng bộ ngũ sự đỉnh đồng cao cấp nhất, được thực hiện bởi những nghệ nhân tay nghề cao. Chỉ cần nhìn là đã thấy toát lên vẻ đẳng cấp từ kiểu dáng, bề mặt, hoa văn, đường nét chạm khảm. Nghệ nhân sẽ dùng các kim loại quý như vàng – bạc – đồng đỏ – đồng xanh – đồng đen để khảm lên bền mặt sản phẩm.
  • Bộ ngũ sự mạ vàng: Bộ đồng ngũ sự chất liệu này thường được làm thủ công từ đồng vàng sau đó mạ thêm một lớp vàng mỏng bên ngoài. Nhờ đó sản phẩm bền màu mãi theo thời gian và thể hiện đẳng cấp gia chủ, tôn thêm sự sang trọng cho bàn thờ.

(Nguồn: https://dodong.vn/)

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP 

Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline : (02973) 792 279 - 0931 884 545 hoặc cung cấp thông tin theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.
Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dự án Hoa viên Vĩnh Hằng.